Bệnh về tiêu hóa - Dấu hiệu nhân biết - Cách điều trị - Phòng Khám Endoli
Bệnh tiêu hóa là bệnh thường xảy ra những rối loạn về đường tiêu hóa, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,... và là tình trạng thường rất thường gặp, hầu như ai cũng từng mắc phải trong đời. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng nặng sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó việc tìm hiểu để chủ động phòng ngừa, cũng như phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn xua tan những nỗi lo, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình được tốt hơn.
1. Bệnh tiêu hóa là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh tiêu hóa là bệnh gì, bạn cần biết qua cấu tạo của hệ tiêu hóa để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân gây bệnh. Hệ tiêu hóa gồm hệ thống đường tiêu hóa có: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, trực tràng, ruột non, ruột già, ống hậu môn và hậu môn. Hệ tiêu hóa cũng bao gồm các cơ quan phụ trợ với môi, lưỡi, răng, tuyến nước bọt, má, tuỵ, gan và cuối cùng là túi mật.
Như vậy, bệnh đường tiêu hóa xảy ra khi hệ thống đường tiêu hóa phát sinh những bất thường ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Tình trạng này sẽ gây khó khăn cho việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn, nước uống. Những căn bệnh tiêu hóa phổ biến là rối loạn đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày, viêm đại tràng, sỏi mật,...
1.1. Những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tiêu hóa, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nhiễm trùng: Một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm tấn công khiến đường tiêu hóa bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm tá tràng,....
- Lây truyền qua thức ăn, nước uống: Bệnh tiêu hóa cũng có thể lây lan trong thực phẩm, nước uống nhiễm khuẩn Salmonella, E. coli, Campylobacter,...
- Vệ sinh cá nhân sai cách: Không thường xuyên rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách sau khi tiếp xúc với những đồ dùng bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng cũng có thể dẫn tới bệnh đường tiêu hóa.
- Tiếp xúc với chất độc: Các chất độc như chất tẩy rửa, thuốc diệt cỏ, nhóm hóa chất khác,... cũng gây kích ứng và nhiễm trùng hệ tiêu hóa.
- Di truyền hoặc các yếu tố khác: Một vài trường hợp bệnh tiêu hóa có nguyên nhân di truyền như bệnh Crohn, viêm đại tràng,...
- Stress hoặc thói quen cá nhân: Thường xuyên stress, thức khuya, ăn uống không khoa khoa học, lười vận động, ngủ không đủ giấc,... sẽ gây ra những tác động lên hệ tiêu hóa dẫn tới các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày và thậm chí là ung thư hệ dạ dày,...
- Dinh dưỡng không cân đối: Thói quen ăn quá nhiều thực phẩm, thức uống có đường, muối và chất béo cũng làm phát sinh các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, trào ngược dạ dày,...
1.2. Các dấu hiệu về bệnh tiêu hóa
Các dấu hiệu về bệnh tiêu hóa sẽ xuất hiện theo từng tình trạng bệnh của mỗi người cũng như nguyên nhân gây ra bệnh (bệnh do rối loạn tiêu hóa, do dạ dày, do chế độ ăn,...).
Nhưng nhìn chung, bệnh thường xuất hiện với một số triệu chứng dễ nhận biết như sau:
- Đầy hơi, đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội
- Đau ngực hoặc đau lưng
- Táo bón hoặc tiêu chảy bất thường
- Khó nuốt, ợ hơi hoặc ợ chua, buồn nôn và nôn, thậm chí nôn ra máu
- Khó tiêu, ăn không ngon, cảm giác mệt mỏi
- Cổ họng xuất hiện khối u
- Đi đại tiện mất kiểm soát và có thể ra máu
- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mất ngủ, thường hay cáu gắt kèm theo những cơn sốt
2. Các bệnh về tiêu hóa
Trong số rất nhiều các bệnh về tiêu hóa cũng như triệu chứng bệnh lý tiêu hóa, có 6 căn bệnh phổ biến và hay gặp nhất trong cộng đồng, gồm:
2.1. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ y khoa dùng để gọi tên chung các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón, tiêu chảy cấp,... Tình trạng này liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống như ăn thức ăn hư và ôi thiu, ăn rau sống làm đau bụng, uống sữa quá hạn sử dụng,... Nếu ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, cũng có một vài nguyên nhân thứ phát gây rối loạn tiêu hóa chẳng hạn như ăn thức ăn quá cay khiến cho cơn đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính bị tái phát,...
2.2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh với niêm mạc dạ dày bị viêm, loét khiến cho người bệnh rất đau đớn. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là cơn đau nóng rát từ rốn lan đến xương ức trong vài phút hoặc vài giờ, càng đau hơn khi dạ dày trống rỗng, chỉ giảm đi bằng cách dùng thực phẩm đệm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid và sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng như hút thuốc lá, uống rượu bia, thói quen dùng thuốc giảm đau, bị stress thường xuyên,... Nhưng nguyên nhân chính gây ra hầu hết các vết loét là một loại vi khuẩn mang tên H. pylori – HP. Loại vi khuẩn này sống và phát triển trong lớp niêm mạc, sau đó sẽ phá vỡ các lớp niêm mạc và gây viêm, loét dạ dày, tá tràng.
2.3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một bệnh tiêu hóa rất hay gặp phải. Đây là căn bệnh trào ngược dịch vị từ dạ dày vào thực quản với các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do dung dịch axit trào ngược từ phía dưới lên, kèm theo đó là những cơn đau và viêm họng, khàn tiếng, khó thở, hen phế quản,... Sau thời gian nữa thực quản bị viêm loét và chít hẹp còn khiến cho người bệnh gặp khó khăn mỗi khi nuốt thức ăn, nước bọt.
2.4. Viêm đại tràng
Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn tới viêm đại tràng, hoặc đại tràng bị viêm nhiễm, tổn thương được gọi là bệnh viêm đại tràng. Bệnh có đặc điểm là khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát và trở thành mãn tính. Bệnh hay gặp phải ở người lớn tuổi với triệu chứng bụng đau âm ỉ hoặc đau thành từng cơn, sôi bụng, nóng ruột, rối loạn đại tiện,....
2.5. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ lành tính và không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng đời sống của người bệnh.
Bệnh trĩ xuất hiện do nhiều nguyên nhân như thói quen sinh hoạt ngồi một chỗ và ít vận động, hay ngồi xổm như dân văn phòng, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi,... Cùng với đó là những đối tượng có các bệnh lý về đường tiêu hóa như táo bón lâu ngày, chế độ ăn uống không hợp lý, ăn ít chất xơ, uống không đủ nước,....
2.6. Sỏi mật
Sỏi mật là tình trạng túi mật kém sức hoặc co bóp không hiệu quả, đẩy không hết mật xuống ruột, cùng với đó là gan sản xuất mật kém, mật còn sót lại đã tạo nên sỏi. Bệnh diễn tiến với các triệu chứng đau vùng bên phải cơ thể, có thể lan đến vai và lưng; khó chịu và đau nhức sau khi ăn, nhất là bữa ăn có nhiều chất béo; hay buồn nôn và nôn mửa; đầy bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới bên phải,... Bệnh xảy ra ở người già với tỷ lệ cao hơn so với người trẻ.
3. Những món ăn dễ tiêu hóa cho người bệnh
Người mắc phải các bệnh tiêu hóa thường gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Nếu ăn không đúng cách bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những món ăn dễ tiêu hóa cho người bệnh, đồng thời rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
- Chuối: Chuối là loại quả rất tốt cho tiêu hóa nhờ giàu Kali và các chất xơ dễ hòa tan, giúp cải thiện được tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy rất hiệu quả.
- Bơ: Bơ cũng là loại thực phẩm cần thiết cho hệ tiêu hóa với thành phần dồi dào chất xơ, chất béo không bão hòa cũng như khả năng chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc, khắc phục rối loạn tiêu hóa.
- Táo: Táo chứa lượng lớn chất xơ hòa tan cùng các vitamin, khoáng chất có thể cải thiện hiệu quả các vấn đề về tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.
- Khoai lang: Người bệnh tiêu hóa nên bổ sung khoai lang vào chế độ ăn hằng ngày để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh và chống táo bón hiệu quả.
- Cháo: Cháo là món dễ tiêu hóa nên sẽ giảm được gánh nặng cho đường ruột. Vì vậy mà người bệnh nên ăn thường xuyên các món cháo như cháo thịt bằm, cháo bí đỏ, cháo cà rốt,...
- Sữa chua: Sữa chua là loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Bởi ngoài hàm lượng dinh dưỡng phong phú, sữa chua còn có rất nhiều lợi khuẩn có thể hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa cũng như cải thiện đáng kể các tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Gừng: Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn có thể xem như vị thuốc tốt cho sức khỏe. Gừng có thể cải thiện khả năng làm việc của hệ tiêu hóa, kháng viêm kháng khuẩn, giúp người bệnh đẩy lùi cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
- Các loại rau xanh: Rau xanh chứa các loại vitamin và chất xơ sẽ cải thiện hệ tiêu hóa nếu được ăn đúng cách, ăn quá nhiều sẽ làm dư thừa chất xơ. Các loại rau xanh tốt người bệnh rối loạn tiêu hóa nên bổ sung như bông cải xanh, măng tây, củ cải trắng, cà rốt, bí đỏ, các loại đậu,…
- Cá và thịt trắng: Cá và thịt trắng là những thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, có tác dụng tái tạo lại niêm mạc đường ruột và tổng hợp các kháng thể nếu hệ tiêu hóa bị rối loạn. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn bổ sung lượng chất vôi thiết yếu để ngăn chặn nguy cơ tuyến thượng thận bị dị ứng.
4. Phòng khám nội soi Endoli
Phòng khám Endoli là đơn vị chuyên khoa nội tiêu hóa, khám các bệnh tiêu hóa, tầm soát ung thư tiêu hóa với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm chuyên khoa nhiều năm làm việc trực tiếp tại bệnh viện Chợ Rẫy. Với kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng Endoli, chúng tôi trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân.
Đặc biệt, Endoli đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y khoa hiện đại như: Máy nội soi, máy chụp CT, máy chụp MRI... hỗ trợ quá trình nội soi dạ dày được diễn ra an toàn, thuận lợi và chính xác. Giúp các bác sĩ có những chuẩn đoán chính xác, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Endoli không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia Y Tế, bác sĩ Tiêu hóa giỏi tại bệnh viện Chợ Rẫy, mà còn có quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, rõ ràng, chi phí hợp lý để giúp người bệnh an tâm, vững vàng điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Để có thể nội soi dạ dày hoặc thăm khám các bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày bạn có thể đến trực tiếp phòng khám Endoli hoặc đặt lịch qua tổng đài 0932.244.158 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
4.1 Các dịch vụ phòng khám ENDOLI
- Nội soi tiêu hóa: Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, tầm soát ung thư, cắt polyp, thắt trĩ, thắt tĩnh mạch thực quản, gắp dị vật,...
- Khám các bệnh tiêu hóa: Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi khó tiêu, cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, IBS, hội chứng ruột khích thích, viêm loét đại tràng,....
- Khám các bệnh hô hấp: Ho, khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản....
- Khám các bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp,...
- Khám các bệnh nhi: Ho khò khè, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản,....
4.2 Cam kết dịch vụ
- Lấy người bệnh làm trung tâm, phục vụ bằng y đức, sự tận tâm và tận tụy.
- Người bệnh được thăm khám và điều trị với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Phác đồ điều trị cho bệnh nhân được cân nhắc lựa chọn, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
- Người bệnh và người thân được hướng dẫn, trao đổi về kiến thức về chăm sóc sức khỏe.
- Các quyền lợi của người bệnh luôn được tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
- Tuân thủ các quy trình và quy định về nhiễm khuẩn, tránh tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Toàn bộ cán bộ nhân viên y tế thường xuyên được trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ bệnh nhân.
Mọi thông tin chi tiết về tư vấn, tham vấn chuyên môn của bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp thông tin bên dưới hoặc tổng đài đặt lịch: 0932.244.158. Phòng khám Endoli luôn đồng hành cùng bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
>> Các bạn xem thêm bệnh về hô hấp
PHÒNG KHÁM ENDOLI - NỘI SOI TIÊU HÓA
- Địa chỉ 1: 1027 Hồng Bàng, phường 12, quận 6, TPHCM
- Địa chỉ 2: 79A Nguyễn Trung Trực, Phường 2, TP.Sóc Trăng
- Email: tuvanbinhphuong@gmail.com
- Website: phongkhamendoli.com
- SĐT: 0932244158 (Bs: Bình Phương)